Bạn có biết rằng một chiếc bao bì đẹp mắt và chất lượng có thể giúp doanh số bán hàng của sản phẩm bún khô tăng lên đáng kể? Trong thị trường thực phẩm cạnh tranh như hiện nay, việc lựa chọn một giải pháp bao bì phù hợp không chỉ giúp bảo quản sản phẩm tốt hơn mà còn tạo nên sự khác biệt, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Nguyên vật liệu bao bì đựng bún
Bún khô là thực phẩm dùng chế biến ra các món ăn rất quen thuộc với người dân và không thể thiểu trong mỗi bữa ăn gia đình Việt. Và để giữ được chất lượng bún bên trong thì cần phải lựa chọn chất liệu an toàn vệ sinh thực phẩm. Bao bì đựng bún khô, đặc biệt là loại màng ghép, được cấu tạo từ nhiều lớp màng nhựa khác nhau. Mỗi lớp màng sẽ có những đặc tính riêng và cùng nhau tạo thành một cấu trúc bảo vệ tối ưu cho sản phẩm bên trong.
Bao bì đựng bún khô thường sử dụng các chất liệu PET, LLDPE, OPP, CPP và ghép thành các cấu trúc như: OPP//CPP, OPP//PE, PET//LLDPE…
Thường thì, bao bì đựng bún khô được cấu tạo từ nhiều lớp màng khác nhau, mỗi lớp có một chức năng riêng. Các loại màng phổ biến nhất bao gồm:
Màng PET (Polyethylene Terephthalate): Đây là lớp màng ngoài cùng, thường được in ấn các thông tin về sản phẩm. Màng PET có độ bền cao, chịu được nhiệt độ tốt, chống ẩm và bảo vệ sản phẩm bên trong khỏi các tác động từ môi trường.
Màng OPP/PE: Có khả năng chịu nhiệt tốt, chống thấm và chống ẩm, bảo vệ sản phẩm tránh khỏi được các tác động của môi trường, ánh sáng tia, UV. Tăng cường độ bền và giảm thiểu rủi ro hỏng hóc trong quá trình bảo quản, vận chuyển.
Màng PE (Polyethylene): Đây là lớp màng tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm. Màng PE có độ mềm dẻo, dễ hàn, giúp tạo thành túi kín, bảo quản bún khô được tốt hơn.
Màng PA/PE: Có khả năng chịu nhiệt tốt, độ dẻo cao, bề mặt khá trơn và bóng nhờ đó có khả năng chống thấm, chống ẩm tốt và in ấn trở nên dễ dàng hơn.
Màng CPP (Cast Polypropylene): Loại màng này có độ bóng cao, trong suốt, thường được sử dụng để tăng tính thẩm mỹ cho bao bì. Ngoài ra, màng CPP còn có khả năng chịu lực tốt, giúp bảo vệ sản phẩm trong quá trình vận chuyển.
Các lớp màng trên được ghép lại với nhau bằng một lớp keo đặc biệt, tạo thành một cấu trúc vững chắc. Tùy thuộc vào yêu cầu về chất lượng và giá thành của sản phẩm, người ta sẽ lựa chọn các loại màng và tỷ lệ phối trộn khác nhau.
Các thông số về kích thước và màu sắc
Khi nói về bao bì đựng bún khô, việc lựa chọn kích thước và màu sắc phù hợp là vô cùng quan trọng. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm mà còn tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất, đóng gói và trải nghiệm của người tiêu dùng.
Tùy thuộc vào trọng lượng bún: Kích thước bao bì sẽ thay đổi tùy thuộc vào trọng lượng của bún bên trong. Ví dụ, một gói bún 500g sẽ có kích thước khác với một gói bún 1kg.
Tiêu chuẩn của từng doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp thường có những tiêu chuẩn riêng về kích thước bao bì để phù hợp với dây chuyền sản xuất và định vị thương hiệu.
Một số kích thước bao bì đựng bún khô phổ biến hiện nay bao gồm: 10x15cm, 15x20cm, 20x25cm, 25x30cm. Tuy nhiên, đây chỉ là những kích thước tham khảo, kích thước thực tế có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Về màu sắc, bao bì thường được lựa chọn để phù hợp với màu sắc nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Ví dụ, nếu thương hiệu của bạn hướng đến sự trẻ trung, năng động, bạn có thể chọn các màu sắc tươi sáng như xanh lá, cam, vàng. Doanh nghiệp có thể chọn các màu sắc ấm áp như đỏ, cam, vàng thường tạo cảm giác kích thích, trong khi các màu lạnh như xanh dương, xanh lá lại mang lại cảm giác thư thái, yên bình.
Công nghệ in ấn bao bì đựng bún
Để tạo ra những chiếc bao bì đựng bún khô bắt mắt và chuyên nghiệp, các nhà sản xuất thường sử dụng một số công nghệ in ấn khác nhau. Mỗi công nghệ đều có những ưu điểm và ứng dụng riêng, giúp đáp ứng các yêu cầu khác nhau về chất lượng và số lượng sản phẩm. Dưới đây là một số công nghệ in ấn phổ biến được sử dụng cho bao bì đựng bún
In lụa
Đây là một trong những công nghệ in truyền thống, thường được sử dụng để in trên các bề mặt phẳng hoặc cong. Sử dụng kỹ thuật in kéo màu thủ công và thường in từ 1 – 3 màu hoặc nhiều hơn tùy vào nhu cầu. In lụa phù hợp với việc in logo, hình ảnh đơn giản, các dòng chữ ngắn trên bao bì. Ưu điểm của in lụa là chi phí đầu tư ban đầu thấp, linh hoạt trong việc thay đổi mẫu mã. Tuy nhiên, chất lượng in không cao bằng các công nghệ khác, tốc độ in chậm.
Phương pháp in lụa bao bì bún khô này phù hợp với thiết kế 2D đơn giản, không có sự chồng màu phức tạp, số lượng đặt hàng ít hoặc vừa, hoặc áp dụng khi doanh nghiệp muốn thử nghiệm sản phẩm mới.
In tem nhãn
Nội dung thiết kế được in trên bề mặt tem nhãn giấy hoặc nhựa. Mặt sau được phủ lớp keo để lột và dán trực tiếp lên bề mặt bao bì. Nội dung trên tem nhãn thông thường bao gồm: tên hàng hóa, địa chỉ sản xuất, định lượng, thông tin ngày tháng sản xuất, hạn dùng,…Và có thể in thêm thông tin khác nhưng phải đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật. Phương pháp này phù hợp với các dòng sản phẩm có nhiều phân loại khác nhau.
In offset
Đây là công nghệ in hiện đại, sử dụng bản in bằng kim loại để chuyển mực in lên bề mặt bao bì. In offset cho chất lượng in cao, cho màu sắc sinh động, tươi mới và chân thực, phù hợp với việc in những hình ảnh phức tạp, nhiều màu sắc. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cho máy móc và bản in khá cao.
Các bản in offset có tuổi thọ cao hơn nên được nhiều doanh nghiệp ưu tiên chọn in bao bì màng ghép không trục với số lượng từ vừa đến lớn mà vẫn tối ưu chi phí.
In trục đồng
Là một phương pháp in ấn hiện đại được in bằng máy in công nghiệp lớn. Ống đồng sẽ quay liên tục để thấm qua mực rồi in lên lên bao bì. Phương pháp in trục đồng là giải pháp toàn diện về chất liệu, kiểu dáng, chất lượng và giá thành khi doanh nghiệp đạt số lượng đặt hàng tối thiểu của sản xuất in trục. Máy sẽ in chồng tự động từ 1 – 10 màu sắc, cho ra sản phẩm bao bì bún khô có hình ảnh rõ nét và sống động.
Đặc biệt với những đơn hàng số lượng lớn hoặc tần suất thường xuyên sẽ tiết kiệm chi phí đáng kể.
Một số loại bao bì đựng bún phổ biến hiện nay
Thị trường bao bì đựng bún hiện nay vô cùng đa dạng, mỗi loại đều mang đến những ưu điểm riêng biệt để phù hợp với từng loại sản phẩm và nhu cầu của người tiêu dùng. Dưới đây là một số kiểu dáng bao bì phổ biến được sử dụng rộng rãi:
Túi 3 biên: Với thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả, túi 3 biên được hàn kín ở 3 cạnh, tạo thành một khối hộp vững chắc. Sản phẩm được đưa vào từ miệng túi phía trên rồi hàn kín, đảm bảo độ kín khít, bảo quản bún khô tốt.
Túi xếp hông hàn lưng: Kiểu dáng túi này tạo nên sự khác biệt với phần hông được xếp gọn gàng, đường hàn chạy dọc lưng túi. Thiết kế này vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa giúp tiết kiệm không gian khi bảo quản.
Túi zipper: Đặc trưng bởi đường khóa kéo tiện lợi, túi zipper cho phép người tiêu dùng dễ dàng đóng mở nhiều lần mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm bên trong. Loại túi này thường được sử dụng cho các sản phẩm cần bảo quản lâu dài hoặc cần sử dụng nhiều lần.
Túi hút chân không: Túi hút chân không giúp loại bỏ không khí bên trong bao bì, kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.
Mỗi loại túi đều có những ưu điểm riêng và phù hợp với từng loại sản phẩm, quy mô sản xuất và nhu cầu của thị trường. Việc lựa chọn loại túi phù hợp sẽ giúp sản phẩm của bạn trở nên nổi bật hơn và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.