Những chỉ tiêu kiểm nghiệm bao bì thực phẩm bạn nên biết
Những chỉ tiêu kiểm nghiệm bao bì thực phẩm là yếu tố cốt lõi đảm bảo sự an toàn và chất lượng của sản phẩm bạn tiêu dùng hàng ngày.
Các chỉ tiêu kiểm nghiệm được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Y tế ban hành. Bạn có thể tham khảo chi tiết các chỉ tiêu kiểm nghiệm để hiểu rõ hơn về các yêu cầu kỹ thuật và quản lý về vệ sinh an toàn đối với các loại bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Kiểm nghiệm bao bì thực phẩm là gì?
Kiểm nghiệm bao bì thực phẩm là quá trình đánh giá và kiểm tra các thành phần, đặc tính và chất lượng của bao bì được sử dụng để đóng gói thực phẩm. Mục tiêu của kiểm nghiệm bao bì thực phẩm là đảm bảo rằng bao bì đáp ứng các yêu cầu cụ thể để bảo vệ thực phẩm, bảo đảm tính chất của sản phẩm và tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn ngành liên quan.
Vì sao cần kiểm nghiệm bao bì thực phẩm
Kiểm nghiệm bao bì thực phẩm là một phần quan trọng trong quá trình sản xuất và phân phối thực phẩm và nó đóng một vai trò quyết định trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Các chất độc hại có thể phơi nhiễm từ bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm như: các kim loại nặng (chì, cadmi, asen, kẽm, antimony, germani), các hợp chất hữu cơ (phenol, formadehyde, bisphenol A, styren và benzene,..). Dưới đây là một số lý do tại sao cần kiểm nghiệm bao bì thực phẩm:
- Bảo đảm an toàn thực phẩm: Bao bì thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thực phẩm khỏi các yếu tố có thể gây hại như vi khuẩn, viêm nhiễm và ô nhiễm môi trường. Kiểm nghiệm bao bì đảm bảo rằng nó đủ mạnh để chịu được quá trình vận chuyển và lưu trữ mà không gây ra nguy cơ ô nhiễm thực phẩm.
- Đảm bảo tính chất của sản phẩm: Bao bì thực phẩm cần phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể để bảo vệ tính chất và phẩm chất của thực phẩm. Kiểm nghiệm đảm bảo rằng bao bì không tạo ra sự biến đổi hoặc thay đổi trong thành phần thực phẩm, mà giữ nguyên đặc tính ban đầu của sản phẩm.
- Tuân thủ quy định pháp luật: Theo quy định của Nhà nước, nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra các vụ ngộ độc hóa chất hay ngộ độc thức ăn có nguyên nhân đến từ việc tích lũy các chất có trong bao bì thực phẩm gây ra, Bộ Y Tế đã yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất bao bì trong nước và nhập khẩu phải tiến hành kiểm nghiệm bao bì thực phẩm để công bố chất lượng sản phẩm.
- Đảm bảo tương tác bao bì và thực phẩm: Một số loại thực phẩm có thể tương tác với bao bì, dẫn đến sự thay đổi về hương vị, màu sắc hoặc độ tươi ngon của sản phẩm. Kiểm nghiệm bao bì có thể giúp xác định xem có sự tương tác này xảy ra không, từ đó cải thiện thiết kế bao bì để tránh sự thay đổi không mong muốn.
- Tối ưu hóa hiệu suất kinh tế: Kiểm nghiệm bao bì cũng giúp tối ưu hóa sử dụng vật liệu và thiết kế, từ đó giảm thiểu lãng phí và chi phí sản xuất. Điều này có thể góp phần tăng cường lợi nhuận và bền vững của doanh nghiệp thực phẩm.
Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm nghiệm bao bì thực phẩm
Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm nghiệm bao bì thực phẩm là những văn bản pháp luật do Bộ Y tế ban hành, nhằm quy định các yêu cầu kỹ thuật và quản lý về vệ sinh an toàn đối với các loại bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Các quy chuẩn này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, buôn bán và sử dụng các sản phẩm bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, cũng như các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức cá nhân có liên quan khác.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì chỉ tiêu kiểm nghiệm của bốn loại bao bì sản phẩm dưới đây phải được xây dựng dựa trên quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, cụ thể như sau:
- QCVN 12-1:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng nhựa tổng hợp. Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu kiểm nghiệm về hàm lượng kim loại nặng, phenol, formaldehyde, cặn khô, epichlorohydrin và vinylchlorid trong các sản phẩm bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp.
- QCVN 12-2:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng cao su. Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu kiểm nghiệm về hàm lượng kim loại nặng, nitrosamin và cặn khô trong các sản phẩm bao bì, dụng cụ bằng cao su.
- QCVN 12-3:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu kiểm nghiệm về hàm lượng arsen, cadimi, chì, phenol, formaldehyde và cặn khô trong các sản phẩm bao bì, dụng cụ bằng kim loại.
- QCVN 12-4:2015/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng thủy tinh, gốm sứ và tráng men4. Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu kiểm nghiệm về hàm lượng kim loại nặng và acid acetic trong các sản phẩm bao bì, dụng cụ bằng thủy tinh, gốm sứ và tráng men.
Như vậy, với mỗi vật liệu sẽ có những chỉ tiêu kiểm nghiệm bao bì thực phẩm khác nhau và được quy định cụ thể trong các quy chuẩn của Bộ Y Tế ban hành.
Ngoài ra, một số đối tượng bao bì, dụng cụ làm bằng vật liệu khác như giấy, các-tông, hay đũa ăn bằng tre, gỗ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm cũng có những quy định kỹ thuật riêng. Bên cạnh các QCVN, các sản phẩm bao bì dụng cụ thực phẩm muốn xuất khẩu ra nước ngoài còn cần đảm bảo yêu cầu riêng của từng khu vực. Một số quy chuẩn quốc tế có thể liệt kê như sau:
Khu vực Mỹ và Canada
- Quy chuẩn về hàm lượng chì và Cadmic cho phép của FDA
- Quy định FDA về phụ gia gián tiếp (FSSE)
- Hàm lượng Nitrosamines (FDA)
- CPSIA
- Đạo luật về đóng gói và ghi nhẫn 16 CFR 500
- ASTM B117, D3359
- SOR
- Đạo luật về ghi nhãn và bao bì tiêu dùng Canada
- Quy định về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa
- Biphenol A Content (BPA)
- Model Toxics in Packaging
Khu vực Liên minh Châu Âu
- Các quy chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm
- EU Regulation No10/2011, quy định về chất liệu nhựa tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- EN 14372, 14350
- EC Directive 94/62/EC, kim loại nặng trong bao bì
- 84/500/EC, Chì và Cadmium có thể rò rỉ trong gốm sứ
- BS 6748, Chì và Cadmium có thể rò rỉ trong thủy tinh và vật liệu gốm sứ
- EC Directive 2007/42/EC, Regenerated Cellulose Film
- EC Directive 93/11/EEC, Nitrosamines
- Commission Regulation (EC) 1895/2005, BADGE, BFDGE, NOGE
- Và rất nhiều yêu cầu khác của REACH
Khu vực Australia
- Quy định của Australia 1956, Chì và Cadmi có thể thể rò rỉ trong gốm sứ
- AS 2070-1999
- Cảnh báo bảo vệ người tiêu dùng No. 11 of 2011, DEHP
Một số khu vực khác
- Trung Quốc: Các Yêu cầu của Luật An toàn Thực phẩm
- Nhật Bản: Yêu cầu của Luật Vệ sinh Thực phẩm
- Định danh Polymer-FTIR
- Kiểm tra hiệu suất bao gồm sốc nhiệt, hiệu suất trong lò vi sóng và quá trình rửa chén.