Liên minh Châu Âu thông qua quy định mới về giảm lượng rác thải bao bì - Sản Xuất In Bao Bì Túi PE & PP - GlobalPack

Liên minh Châu Âu thông qua quy định mới về giảm lượng rác thải bao bì - Sản Xuất In Bao Bì Túi PE & PP - GlobalPack

Liên minh Châu Âu thông qua quy định mới về giảm lượng rác thải bao bì

Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU – European Union) đã thông qua dự luật mới về cắt giảm rác thải bao bì và cấm đồ nhựa dùng một lần. Cụ thể giảm 15% đến năm 2040 so với năm 2018.

Quy định mới của EU nhằm giảm lượng rác thải bao bì

Mới đây, Hội đồng Năng lượng Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua quy định mới nhằm giảm lượng rác thải bao bì, đặc biệt là nhựa, đồng thời khuyến khích tái sử dụng và tái chế.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết, lượng polyme tổng hợp toàn cầu thành phần tạo nên nhựa đã tăng gấp 230 lần kể từ những năm 1950. Giai đoạn từ năm 2000 đến 2019, tổng khối lượng rác thải nhựa thải ra trên toàn cầu đã tăng gấp đôi, từ 156 triệu tấn lên 353 triệu tấn. Dự kiến ​​con số kể trên sẽ tăng gần gấp ba lần, lên hơn 1 tỷ tấn ở năm 2060. Hơn 2/3 lượng rác thải này là những sản phẩm có tuổi thọ dưới 5 năm như bao bì nhựa, sản phẩm tiêu dùng và hàng dệt may.

Trước thực trạng trên, Hội đồng Năng lượng Liên minh châu Âu (EU), nhóm họp tại Brussels đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ môi trường bằng việc thông qua quy định mới về bao bì và chất thải bao bì. Cụ thể, EU đặt ra mục tiêu giảm 15% lượng rác thải bao bì đến năm 2040 so với năm 2018. Điều này đồng nghĩa với việc giảm dần lượng rác thải bao bì bất kể vật liệu, bao gồm nhựa, gỗ, sắt, nhôm, thủy tinh, giấy và bìa cứng.

Thỏa thuận mới cũng bao gồm các biện pháp cụ thể để thúc đẩy tái chế và hạn chế sử dụng bao bì dùng một lần. Trong các quán cà phê và nhà hàng, các sản phẩm nhựa sử dụng một lần cho bán lẻ sẽ bị cấm, nhưng bao bì bằng giấy hoặc bìa cứng vẫn được phép. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải điều chỉnh chiến lược đóng gói của họ để tuân thủ quy định mới một cách chặt chẽ.

Các biện pháp cụ thể khác bao gồm hạn chế sử dụng bao bì nhựa cho trái cây, rau củ, thực phẩm, đồ uống, cũng như các sản phẩm mỹ phẩm và túi nhựa mỏng nhẹ. Đồng thời, EU cũng yêu cầu giảm thiểu tỷ lệ khoảng trống tối đa trong bao bì đóng gói và thương mại điện tử để tránh lãng phí.

 

Quy định này nhằm mục tiêu giảm đáng kể lượng rác thải bao bì, đặc biệt là nhựa, đồng thời khuyến khích tái sử dụng và tái chế. Quy định mới đặt ra nhiều yêu cầu nhằm giảm tác động của bao bì đến môi trường. Cụ thể, các doanh nghiệp sẽ phải giảm thiểu đáng kể trọng lượng và kích thước bao bì, hạn chế sản xuất bao bì không cần thiết.

Đồng thời, quy định khuyến khích thói quen tái sử dụng bằng cách kêu gọi người tiêu dùng mang theo đồ đựng cá nhân. Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, việc sử dụng các chất độc hại như PFAS trong bao bì thực phẩm sẽ bị hạn chế. Đặc biệt, quy định đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là tăng tỷ lệ tái chế bao bì, với chai nhựa là trọng tâm, lên đến 65% vào năm 2040.

Sau cùng, nhiều loại bao bì nhựa dùng một lần, đặc biệt là đồ dùng nhựa trong các cơ sở ăn uống và sản phẩm mỹ phẩm nhỏ, sẽ bị cấm hoàn toàn. Lượng rác thải bao bì, đặc biệt là nhựa, đang là một vấn đề cấp bách trên toàn cầu. Việc giảm thiểu và quản lý chất thải bao bì không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm.

Nhà lập pháp EU Frédérique Ries đánh giá cao thỏa thuận này, gọi đó là “thắng lợi lớn” đối với sức khỏe người tiêu dùng châu Âu. Bà nhấn mạnh việc EU đặt ra các mục tiêu giảm tiêu thụ bao bì là một bước quan trọng trong cuộc chiến chống lại việc đóng gói quá mức và giúp bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, thỏa thuận này cũng đòi hỏi sự phê chuẩn từ Quốc hội châu Âu và quốc hội 27 nước thành viên EU trước khi có hiệu lực. Điều này cho thấy tầm quan trọng và sự cam kết của toàn bộ cộng đồng châu Âu trong việc giảm rác thải và bảo vệ môi trường.

Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), năm 2021, châu Âu đã sản xuất 84 triệu tấn bao bì, tương đương 188,7 kg rác thải trên mỗi người dân. Nếu không có giải pháp, lượng rác thải này có thể tăng lên khoảng 209 kg vào năm 2030. Điều này là minh chứng cho việc các biện pháp cắt giảm rác thải và cấm bao bì nhựa dùng một lần là cần thiết và khẩn trương.

Trong bối cảnh thách thức của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, EU đã đưa ra tín hiệu mạnh mẽ về sự cam kết của mình đối với việc bảo vệ môi trường và sức khỏe của người dân. Điều này không chỉ là bước tiến lớn mà còn là ví dụ mẫu mực cho các khu vực và quốc gia khác trên thế giới.

Quy định mới của EU được kỳ vọng sẽ là một tấm gương cho các quốc gia khác noi theo, góp phần xây dựng một hành tinh xanh hơn. Việc thực hiện quy định mới sẽ đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội để các doanh nghiệp đổi mới, tìm kiếm các giải pháp bao bì bền vững và tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường. Quy định mới của EU về bao bì và chất thải bao bì là một bước tiến quan trọng trong cuộc chiến chống lại ô nhiễm nhựa và bảo vệ môi trường.

Hiện nay, phần lớn rác thải nhựa trên thế giới có nguồn gốc từ hoạt động quản lý chất thải kém, cùng các nguồn khác như xả rác, vi nhựa… Chỉ 9% rác thải nhựa trên thế giới được tái chế, 19% được đốt cháy và gần 50% được chuyển đến các bãi chôn lấp có kiểm soát. 22% còn lại nằm tại các bãi rác bất hợp pháp, bị đốt ngoài trời hoặc thải ra môi trường, gây nguy cơ lớn cho sức khỏe con người.

OECD đánh giá, những tác động của rác thải nhựa đến môi trường, khí hậu và sức khỏe con người đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Nhựa tích tụ trong môi trường không thể phân hủy sinh học và phải mất hàng trăm năm để phân hủy, nhựa tác động lớn đến các loài sinh vật biển, gây ảnh hưởng tới đất và nước ngầm, do đó để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Do đó, những quy định của Hội đồng Năng lượng Liên minh châu Âu (EU)không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường mà còn tạo ra những cơ hội kinh doanh mới và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Quy định mới về tỷ lệ tái chế, quy cách tái chế bắt buộc tại Việt Nam

Một trong những điểm mới của Nghị định 05/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường vừa được Chính phủ ban hành mà các doanh nghiệp, nhà sản, nhập khẩu cần lưu ý đó là việc sửa đổi bổ sung tỷ lệ tái chế, quy cách tái chế bắt buộc.

Cụ thể, tỷ lệ tái chế bắt buộc là tỷ lệ khối lượng sản phẩm, bao bì tối thiểu phải được thu gom và tái chế theo quy cách tái chế bắt buộc trong năm thực hiện trách nhiệm trên tổng khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất, nhập khẩu được đưa ra thị trường trong năm có trách nhiệm.

Nhà sản xuất, nhập khẩu được tái chế các sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu hoặc tái chế sản phẩm, bao bì cùng loại do nhà sản xuất, nhập khẩu khác sản xuất, nhập khẩu để đạt được tỷ lệ tái chế bắt buộc.

Việc tái chế phế liệu nhập khẩu; bao bì là chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất công nghiệp; sản phẩm lỗi bị thải loại trong quá trình sản xuất không được tính vào tỷ lệ tái chế bắt buộc của nhà sản xuất, nhập khẩu.

Trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì cao hơn tỷ lệ tái chế bắt buộc quy định tại Điều 78 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì được bảo lưu phần khối lượng chênh lệch để tính vào tỷ lệ tái chế bắt buộc của các năm tiếp theo.

 

Điểm mới nhất của Nghị định 05/2025/NĐ-CP trong quy định này chính là quy cách tái chế. Theo đó, quy cách tái chế bắt buộc là các giải pháp tái chế được lựa chọn cho từng sản phẩm, bao bì chứ không yêu cầu tối thiểu về lượng vật liệu, nhiên liệu được thu hồi đối với tái chế sản phẩm, bao bì như trước đây.

Cũng theo quy định mới, đơn vị tái chế được nhà sản xuất, nhập khẩu hoặc bên được ủy quyền thuê để thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì phải có giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần trong đó có nội dung tái chế sản phẩm, bao bì đó theo quy định của pháp luật. Được ít nhất 3 nhà sản xuất, nhập khẩu thuộc đối tượng thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì ủy quyền tổ chức tái chế.

Nhà sản xuất, nhập khẩu không thuê đơn vị tái chế hoặc bên được ủy quyền khi không đảm bảo các yêu cầu theo quy định của pháp luật. Việc đăng tải thông tin được thực hiện chậm nhất không quá 5 ngày từ khi nhận được đề nghị của đơn vị.

Bên được ủy quyền tổ chức tái chế có trách nhiệm tổ chức thu gom và chịu trách nhiệm đối với khối lượng sản phẩm, bao bì làm nguyên liệu cho đơn vị tái chế tương ứng với khối lượng nhận ủy quyền. Bên được ủy quyền tổ chức tái chế không được ủy quyền lại cho tổ chức khác, trừ trường hợp được sự đồng ý của bên ủy quyền tổ chức tái chế. Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về EU thông qua quy định mới nhằm giảm đáng kể lượng rác thải bao bì

wechat Zalo viber whatsapp Call