Bao bì kém chất lượng ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng thực phẩm? - Sản Xuất In Bao Bì Túi PE & PP - GlobalPack

Bao bì kém chất lượng ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng thực phẩm? - Sản Xuất In Bao Bì Túi PE & PP - GlobalPack

Bao bì kém chất lượng ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng thực phẩm?

Hình ảnh những chiếc hộp xốp đựng thức ăn nhanh, những túi nilon đựng rau quả đã trở nên quá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng, bên trong những chiếc bao bì ấy lại ẩn chứa những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe. Vậy, bao bì kém chất lượng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng thực phẩm và sức khỏe của người tiêu dùng?

 

Nguy cơ tiềm ẩn từ bao bì thực phẩm kém chất lượng

Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại bao bì đựng thực phẩm từ thủy tinh, nhựa, kim loại đến giấy… Chúng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu nhãn hàng của sản phẩm mà còn bảo vệ sản phẩm khỏi các tác động từ bên ngoài, giúp thực phẩm không bị hư hỏng, giữ chất lượng tốt nhất từ khi sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Giữa vô vàn các loại bao bì đóng gói như vậy, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều loại bao bì, dụng cụ chứa đựng thực phẩm kém chất lượng gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người sử dụng. Đặc biệt, bao bì kém chất lượng trong quá trình vận chuyển, bảo quản không được tối ưu dễ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Theo một kết quả nghiên cứu mới đây vừa được công bố trên thế giới, có khoảng 3.600 hóa chất được sử dụng trong bao bì hoặc chế biến thực phẩm đã được phát hiện trong cơ thể con người. Các nhà nghiên cứu đã lập danh mục khoảng 14.000 hóa chất tiếp xúc với thực phẩm có khả năng thâm nhập vào thực phẩm từ bao bì làm bằng nhựa, giấy, thủy tinh, kim loại hoặc các vật liệu khác. Nhóm hóa chất này gọi là hóa chất vĩnh cửu (viết tắt là PFAS) có độ bền cao, không dễ phân hủy trong môi trường. Vì vậy, các nước trên thế giới đã ban hành luật hạn chế đưa ra thị trường bao bì có chứa hóa chất vĩnh cửu như nhựa, kim loại…

Tại Việt Nam, việc đảm bảo an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu, và bao bì đóng vai trò vô cùng quan trọng. Có thể kể đến như Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 yêu cầu bao bì, dụng cụ chứa đựng thực phẩm phải đảm bảo không gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn của thực phẩm; nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định bao bì, dụng cụ chứa đựng thực phẩm và vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, đảm bảo không có chất độc hại và an toàn cho người tiêu dùng. Hay thông tư 34/2011/TT-BYT yêu cầu bao bì phải đảm bảo không chứa chất gây ô nhiễm thực phẩm, không có tương tác hóa học với thực phẩm và không làm giảm chất lượng của sản phẩm.

Cụ thể, bao bì phải được sản xuất từ nguyên liệu an toàn, không chứa chất độc hại, không gây ô nhiễm thực phẩm và đảm bảo không làm thay đổi chất lượng sản phẩm. Nhờ đó, người tiêu dùng có thể yên tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm có bao bì đạt chuẩn.

Ảnh hưởng của bao bì nhựa tổng hợp đến chất lượng thực phẩm

Việc sử dụng nhựa trong bao bì thực phẩm tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe con người. Nhựa tái chế, dù tiện lợi và rẻ tiền, thường chứa hàm lượng kim loại nặng cao như chì và cadimi, gây độc hại khi tiếp xúc với thực phẩm. Ngược lại, nhựa nguyên sinh, dù an toàn hơn, nhưng các chất phụ gia trong quá trình sản xuất cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nếu không được kiểm soát chặt chẽ.

Các chất hóa học từ bao bì có thể xâm nhập vào thực phẩm thông qua nhiều con đường, như khi tiếp xúc với chất béo, dầu mỡ, hoặc khi thực phẩm được đun nóng trong bao bì nhựa. Các chất này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi xâm nhập vào cơ thể như:

  • Làm xáo trộn nội tiết: Các chất BzBP( benzylbutylphtalat), DBP dibutylphtalat) có tác động như một hormon nữ. Chuột có thai khi cho dùng các chất này thì thai phát triển không bình thường, chuột con sinh ra bị tổn thương tinh hoàn, khả năng sinh sản bị sút kém, trẻ bị nhiễm phtalat sẽ dậy thì trước tuổi đến 3 năm.
  • Gây ung thư: Chất PCB (polychlorinatbiphenyl) khi tiếp xúc với mô sống tạo ra chất careinogen (tác nhân gây ung thư). Chất DHEP (diethylhexylphtalat) gây ung thư gan ở chuột.
  • Gây các bệnh khác: Chất phtalat làm đảo lộn quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng không có lợi đến hệ hô hấp, gây xơ cứng mô, xơ cứng động mạch, đầu độc các nơron thần kinh dẫn đến bệnh Parkinson.

Đặc biệt nguy hiểm là việc tái sử dụng bao bì nhựa đã đựng hóa chất để đựng thực phẩm. Các chất độc hại từ hóa chất có thể bám vào bề mặt nhựa và xâm nhập vào thực phẩm, gây ngộ độc. Cần lưu ý, khi cần đựng dầu ăn, nước mắm, dầu thực vật, rượu thuốc, nên dùng chai PET (mới hay đã đựng nước tinh khiết) vì loại chai này có độ an toàn cao về vệ sinh thực phẩm.

Ảnh hưởng của bao bì giấy đến chất lượng thực phẩm

Bao bì giấy, dù thân thiện với môi trường, vẫn còn nhiều hạn chế khi sử dụng để đóng gói thực phẩm. Tính chất dễ thấm, dễ rách và khả năng bảo quản kém khiến bao bì giấy không phù hợp với nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là những sản phẩm cần bảo quản lâu hoặc cần môi trường khô ráo.

Để khắc phục những nhược điểm trên, các nhà sản xuất thường phủ lên bề mặt giấy các lớp chất liệu khác như PE, PP, PET hoặc nhôm. Điều này tuy tăng khả năng bảo quản nhưng đồng thời cũng làm giảm tính thân thiện với môi trường của bao bì giấy.

Bên cạnh đó, chất lượng của giấy cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thực phẩm. Nếu giấy chứa các chất độc hại hoặc mực in không đảm bảo an toàn, chúng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Ngoài ra, khi bao bì giấy bị rách hoặc hư hỏng, sản phẩm bên trong dễ bị nhiễm vi khuẩn, nấm mốc, côn trùng, dẫn đến hư hỏng, giảm chất lượng và gây mất vệ sinh. Điều này không chỉ gây lãng phí thực phẩm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho người tiêu dùng.

Ảnh hưởng của bao bì kim loại đến chất lượng thực phẩm

Bao bì kim loại, đặc biệt là các loại hộp thiếc, nếu không được sản xuất và bảo quản đúng cách có thể gây ra nhiều vấn đề cho an toàn thực phẩm. Khi tiếp xúc với thực phẩm, kim loại có thể xảy ra các phản ứng hóa học, dẫn đến hiện tượng ăn mòn và giải phóng các ion kim loại nặng vào thực phẩm.

Các ion kim loại nặng như thiếc, chì, cadmium khi xâm nhập vào cơ thể người có thể gây ra nhiều bệnh tật nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, thận và gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

Ngoài ra, quá trình ăn mòn kim loại còn làm thay đổi màu sắc, mùi vị và chất lượng của thực phẩm, khiến chúng trở nên không an toàn để tiêu dùng. Ví dụ, khi tiếp xúc với thực phẩm có tính axit, thiếc có thể bị hòa tan và tạo thành các hợp chất có màu sắc lạ.

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các nhà sản xuất cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về sản xuất và sử dụng bao bì kim loại, đồng thời người tiêu dùng cũng cần lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và bảo quản thực phẩm đúng cách.

 

Ảnh hưởng của bao bì thủy tinh đến chất lượng thực phẩm

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, nhiều sản phẩm cốc thủy tinh in hình, hoa văn sặc sỡ trên thị trường chứa hàm lượng chì và cadimi vượt quá mức cho phép rất nhiều lần. Hợp chất chì được sử dụng trong trang trí đồ thủy tinh thường có hàm lượng rất lớn. Nó có khả năng thổi ra ngoài khi gặp điều kiện thuận lợi và rất độc hại. Các chất độc hại này có thể ngấm vào thực phẩm và cơ thể người khi sử dụng, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Hàng kém chất lượng ngoài thị trường là rất lớn, các mẫu lấy mang đi xét nghiệm đều cho kết quả có chứa hàm lượng độc tố Chì (Pb), kim loại nặng Cadimi (Cd) cao gấp hàng nghìn lần so với tiêu chuẩn tham khảo. Thậm chí có mẫu chứa hàm lượng độc tố kim loại nặng Cadimi cực độc vượt mức cho phép đến hơn 600 lần, chứa hàm lượng Pb vượt mức cho phép đến gần 4000 lần.

Chì, khi xâm nhập vào cơ thể, tích tụ trong xương và gây ảnh hưởng đến các bộ phận, tích lũy trong xương, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, máu… gây nhiễm độc nặng. Đặc biệt, nếu bị nhiễm chất độc Cd lâu dài, trẻ em có thể bị còi xương, chậm phát triển xương, người già bị loãng xương, thậm chí tử vong. Cadimi còn độc hại hơn, có thể gây tổn thương thận, xương và tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Vì vậy, biện pháp tốt nhất hiện nay đối với người tiêu dùng là nói “không” với những sản phẩm thủy tinh có in hình, hoa văn có màu sắc rực rỡ bên ngoài, không ghi rõ xuất xứ nguồn gốc, không ghi rõ hàm lượng chì trên bề mặt và sản phẩm có giá thành quá rẻ.

wechat Zalo viber whatsapp Call