Cấm hóa chất vĩnh viễn trong sản xuất bao bì: Liệu có thực sự cần thiết để bảo vệ sức khỏe người dùng? - Sản Xuất In Bao Bì Túi PE & PP - GlobalPack

Cấm hóa chất vĩnh viễn trong sản xuất bao bì: Liệu có thực sự cần thiết để bảo vệ sức khỏe người dùng? - Sản Xuất In Bao Bì Túi PE & PP - GlobalPack

Cấm hóa chất vĩnh viễn trong sản xuất bao bì: Liệu có thực sự cần thiết để bảo vệ sức khỏe người dùng?

Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sống, các quốc gia trên thế giới đang ngày càng siết chặt quy định về việc sử dụng hóa chất độc hại, đặc biệt là các hóa chất vĩnh viễn.

Việc cấm sử dụng hóa chất vĩnh viễn trong sản xuất bao bì là một bước đi quan trọng nhằm hướng tới một tương lai bền vững hơn.

Hóa chất vĩnh viễn là gì? Tại sao PFAS lại phổ biến đến vậy?

Hóa chất vĩnh viễn, một thuật ngữ ám chỉ những hợp chất hóa học gần như không thể phân hủy, đã xâm nhập sâu vào môi trường và cuộc sống con người. Với khả năng tồn tại bền bỉ hàng trăm năm, chúng trở thành mối đe dọa tiềm ẩn đối với hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Đặc tính chống thấm, chống bốc hơi vượt trội đã khiến chúng trở thành thành phần không thể thiếu trong sản xuất bao bì thực phẩm, đồ dùng gia dụng và vô số sản phẩm công nghiệp khác. Tuy nhiên, chính sự bền vững quá mức này lại là nguyên nhân khiến hóa chất vĩnh viễn trở thành “vũ khí” nguy hiểm. Một khi xả thải ra môi trường, chúng sẽ tích tụ dần, di chuyển qua chuỗi thức ăn và cuối cùng xâm nhập vào cơ thể con người.

PFAS (polyfluoroalkyl substances là một nhóm hóa chất được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm tiêu dùng. Về mặt kỹ thuật, những hóa chất này có liên kết flo-cacbon cực kỳ bền. Chúng không bị phân hủy và gần như không thể bị phá hủy, đó là lý do tại sao chúng còn được gọi là “hóa chất vĩnh viễn”.

Với cấu trúc phân tử đặc biệt, PFAS sở hữu khả năng chống bám dính, chống thấm nước và chịu nhiệt cực tốt. Chính những ưu điểm này đã đưa PFAS trở thành “ngôi sao” trong nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất chất bôi trơn, chất chống cháy đến sản xuất các loại vải chống thấm. Tuy nhiên, đằng sau vẻ hào nhoáng ấy là những tác động tiêu cực khôn lường đến môi trường và sức khỏe con người.

Khi PFAS xả chất thải ra môi trường, khó phân hủy và tích tụ trong đất, nước, thậm chí xâm nhập vào chuỗi thức ăn. Con người có thể tiếp xúc với PFAS qua thực phẩm, nước uống hoặc hít phải không khí ô nhiễm. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng PFAS có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm ung thư, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn nội tiết và các vấn đề phát triển ở trẻ em.

Mỹ ngưng sử dụng bao bì có chứa “hoá chất vĩnh viễn”

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) thông báo, Mỹ sẽ ngưng sử dụng các loại giấy gói và bao bì thực phẩm có chứa “hóa chất vĩnh viễn” (PFAS), thường được sử dụng khi đóng gói thức ăn nhanh, để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Trên thực tế, Washington là bang đầu tiên cấm PFAS trong bao bì thực phẩm! Năm ngoái, các hạn chế mới đã có hiệu lực cấm PFAS trong giấy, bìa hoặc các vật liệu khác có nguồn gốc từ sợi thực vật. Điều này bao gồm hộp bánh pizza, thuyền đựng thức ăn, đĩa, giấy gói và lớp lót. Vào tháng 5 năm nay, sẽ có thêm lệnh cấm PFAS đối với các vật liệu làm từ sợi thực vật như túi, tay áo, bát và hộp đựng có nắp đậy và nắp mở.

Trong một thông cáo, quan chức đại diện FDA Jim Jones nêu rõ, các nhà sản xuất đã thực hiện cam kết tự nguyện không bán bao bì có chứa chất PFA để sử dụng làm vật liệu chống ngấm dầu mỡ. FDA cho biết thêm, nhiều công ty thức ăn nhanh và các nhà sản xuất khác đã chủ động ngừng sử dụng giấy gói có chứa hoá chất trên từ năm 2022, chẳng hạn như McDonald’s, KFC…

Điều này đồng nghĩa nguồn tiếp xúc chính với PFAS trong chế độ ăn uống từ bao bì thực phẩm như giấy gói thức ăn nhanh, túi đựng bỏng ngô quay lò vi sóng, hộp giấy đựng thức ăn và túi đựng thức ăn cho vật nuôi sẽ bị dần loại bỏ. Dự kiến, phải mất hơn một năm, các bao bì thực phẩm có chứa hoá chất này mới có thể biến mất hoàn toàn trên thị trường.

Thông báo mới của FDA đánh dấu một “chiến thắng to lớn cho công chúng”, Graham Peaslee , giáo sư vật lý tại Đại học Notre Dame, người nghiên cứu về PFAS, nói với The Washington Post: “Không ai đọc vỏ bọc chiếc bánh hamburger của họ để xem nó có PFAS hay không”. Ông nói: “Đây sẽ là một chiến thắng to lớn mà chúng ta không phải lo lắng về việc nó sẽ kết thúc ở đâu”.

Vào năm 2020, FDA thông báo rằng các nhà sản xuất hóa chất sẽ tự nguyện loại bỏ một số loại PFAS để sử dụng trong bao bì thực phẩm trong vòng ba năm, sau khi một đánh giá khoa học kết luận rằng những hóa chất này có thể tồn tại trong cơ thể lâu hơn dự đoán.

Tuy nhiên, sau quyết này không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn các bao bì chứa “chất vĩnh cửu” PFAS, cơ quan quản lý thực phẩm Hoa Kỳ FDA ước tính, rằng có thể phải mất thêm 18 tháng nữa mới mong loại bỏ hoàn toàn các bao bì có chứa các chất này tiếp xúc với thực phẩm.

Việc loại bỏ bao bì khỏi thị trường Mỹ sẽ giúp loại bỏ “nguồn phơi nhiễm chính qua chế độ ăn uống” từ một số hoạt động sử dụng tiếp xúc với thực phẩm nhất định. Song, tiến sĩ Sathyanarayana lưu ý rằng, bên cạnh các loại bao bì được nêu trên, PFAS cũng tích lũy trong thịt và sữa, đồng thời bà khuyên mọi người nên cắt giảm những thực phẩm đó. Ngoài ra, các sản phẩm tẩy rửa trong nhà được xử lý bằng hoá chất chống nước cũng được khuyến nghị hạn chế sử dụng.

Việt Nam cấm “hóa chất vĩnh cửu” để bao bì đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Tại Triển lãm quốc tế về thiết bị ngành công nghiệp đóng gói bao bì và in ấn mới diễn ra ở TPHCM, bà Nguyễn Ngọc Ngân, phòng nghiên cứu phát triển một thương hiệu bao bì lớn cho biết, in ấn bị xem là ngành gây ô nhiễm và có nhiều yêu cầu đặt ra về môi trường từ Chính phủ, khách hàng, người tiêu dùng.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng bao bì bền vững (thân thiện, tái chế, kinh tế tuần hoàn…) ngày càng tăng. Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ ngày càng nhiều, để tạo ra bao bì thông minh, đa chức năng.

Vấn đề đặt ra là nguyên vật liệu sản xuất bao bì phải bền vững, đáp ứng an toàn vệ sinh thực phẩm, với xu hướng hạn chế và tiến tới cấm hóa chất vĩnh cửu (PFAS), hay cấm sử dụng toluene (một hydrocacbon dạng lỏng, trong suốt, không hòa tan trong nước) làm dung môi trong công thức mực.

Hiện nay, nhiều nhóm nghiên cứu khắp nơi trên thế giới đã tìm cách loại bỏ PFAS, như tạo ra bộ lọc than hoạt tính để thu giữ và loại bỏ các chất PFAS trong nước.

Theo bà Ngân, để trung hòa lượng rác thải theo lộ trình về 0 đến năm 2050, cần giảm thiểu rác bằng hoạt động sản xuất “xanh”, tăng cường các dự án “xanh”.

Theo đó, doanh nghiệp cần tự động hóa hoạt động sản xuất, sử dụng năng lượng hiệu quả, cũng như quan tâm đo lường hiệu suất thiết bị. Đồng thời, cần chú ý kỹ các tiêu chí về môi trường, lượng phát thải khi lựa chọn công nghệ, vật tư, chuẩn bị cho kiểm kê khí nhà kính theo quy định…

Ông Trần Thanh Hậu, người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành kỹ thuật in ấn chia sẻ thêm, tỷ lệ người dùng quan tâm đến bao bì khi lựa chọn sản phẩm có sự tăng lên khi so sánh giữa năm 2022 và 2023. Người tiêu dùng ưu tiên cho sản phẩm có bao bì có tính thân thiện với môi trường chiếm tỷ lệ cao.

Từ nhu cầu trên đã dẫn đến xu hướng phát triển bao bì xanh, khi khả năng sản xuất các loại nhựa sinh học có nguồn gốc tự nhiên tăng theo từng năm. Nhựa có khả năng phân hủy sinh học dự kiến sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng cao nhất, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe người tiêu dùng.

 

 

wechat Zalo viber whatsapp Call