Tìm hiểu ngay ý nghĩa của EXP trên bao bì sản phẩm - Sản Xuất In Bao Bì Túi PE & PP - GlobalPack

Tìm hiểu ngay ý nghĩa của EXP trên bao bì sản phẩm - Sản Xuất In Bao Bì Túi PE & PP - GlobalPack

Tìm hiểu ngay ý nghĩa của EXP trên bao bì sản phẩm

Bạn có thường xuyên chú ý đến những ký hiệu trên bao bì sản phẩm không? Trong số đó, chữ viết tắt “EXP” chắc hẳn đã không còn xa lạ với nhiều người. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc EXP là gì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của EXP và một vài ký hiệu khác trong bài viết này.

EXP là gì?Ý nghĩa của hạn sử dụng EXP trên sản phẩm

Khi mua sắm, chắc hẳn bạn đã từng bắt gặp ký hiệu “EXP” in trên bao bì sản phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm, đồ uống. Vậy EXP có ý nghĩa gì?

EXP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Expiration Date”, có nghĩa là “ngày hết hạn”. Đây là ngày cuối cùng mà nhà sản xuất đảm bảo sản phẩm vẫn giữ được chất lượng tốt nhất theo tiêu chuẩn đã đề ra. Sau ngày này, chất lượng sản phẩm có thể bị giảm sút, thậm chí gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng. Đặc biệt là tùy vào từng lĩnh vực, công việc khác nhau như game, sản xuất, toán học,… thì cụm từ viết tắt này sẽ có một ý nghĩa khác nhau tùy theo lĩnh vực mà nó đang được sử dụng.

Theo một khảo sát, tính ra có đến 90% người Mỹ vứt đi những loại thực phẩm vẫn còn sử dụng được và đã vô tình lãng phí tiền bạc của mình. Thời hạn sử dụng thực phẩm được định nghĩa là “thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn”. Hạn sử dụng thực phẩm sẽ đưa ra hướng dẫn về thời gian của thực phẩm cho người tiêu dùng; thời gian sản phẩm có thể giữ được chất lượng và an toàn trước khi bắt đầu hư hỏng và có thể trở nên không an toàn

Hạn sử dụng EXP thường được in ấn trên bao bì của sản phẩm sau khi sản xuất xong. Đây là một trong những chỉ số quan trọng để người dùng có thể sử kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng và biết được thời gian sử dụng sản phẩm trong bao lâu.

Ở mỗi mặt hàng, mỗi công ty khác nhau sẽ có cách viết hạn sử dụng khác nhau. Hiện tại các nhà sản xuất đang có 3 cách ghi như sau:

EXP ngày/tháng/năm.

EXP tháng/ngày/năm.

EXP tháng/năm/mã sản phẩm/ngày.

Ví dụ: EXP: 31.12.2022 thì có nghĩa là sản phẩm này sử dụng đến 31.12.2022. Đây là cách ghi phổ biến của những công ty ở Châu Á.

Một số cách viết khác thay thế EXP

EXP là hạn sử dụng và đây là cách viết thường thấy nhất ở trên các loại bao bì. Nếu bạn không tìm thấy dòng chữ này trên sản phẩm thì đừng quá lo lắng vì dưới đây Bình Minh Group sẽ giới thiệu một số cách viết khác thay thế cho EXP đấy, và cách viết đó như sau:

BBE/BE (Best before end date)

Đây cũng là ký hiệu hạn sử dụng thường được thay thế cho EXP. Theo nghĩa đúng của từ này là ngày sử dụng cuối cùng mà sản phẩm còn đảm bảo chất lượng. Hạn Best before date/ Best before (BB) (sử dụng tốt nhất đến ngày…). Đây là loại hạn sử dụng thường thấy trên các sản phẩm đông lạnh, đồ hộp hoặc thức ăn khô, các thực phẩm có thể để được lâu.

Best-before date nhằm chỉ chất lượng thực phẩm hơn là độ an toàn của nó. Khi bắt gặp loại hạn sử dụng này có nghĩa là sản phẩm có thể để đến ngày cuối cùng mà vẫn đảm bảo đạt chất lượng tốt nhất. Còn sau đó, giá trị của sản phẩm sẽ giảm dần.

Ví dụ: Trong một số trường hợp đặc biệt nào đó thì sẽ có nhiều sản phẩm không ghi BBE: 30.10.2022 (ngày/tháng/năm) mà được ghi theo một chuỗi ký tự như 1022LJ30 thì cụ thể như sau:

  • 2 chữ số đầu tiên chính là tháng hết hạn.
  • 2 chữ số tiếp theo chính là năm hết hạn.
  • 2 chữ tiếp theo chính là mã sản phẩm.
  • 2 chữ số cuối cùng chính là năm hết hạn.

 

PAO (Period After Opening)

PAO được viết tắt theo từ tiếng Anh “Period After Opening” và có nghĩa tiếng Việt là thời hạn sử dụng sản phẩm sau khi mở nắp. Vì thế, thông số này thường xuất hiện trên các sản phẩm đóng hộp. Nếu trên sản phẩm không in hạn PAO thì người mua hàng tự hiểu là sản phẩm này có hạn sử dụng 3 năm sau khi mở nắp. Một vài ký hiệu PAO thường thấy trên các hộp là 6M, 12M, 36M (trong đó M có nghĩa là tháng, viết tắt từ Month) nên vì vậy khi ta thấy 6M có nghĩa là 6 tháng.

Ví dụ: PAO 12M có nghĩa là sử dụng trong vòng 12 tháng kể từ thời gian mở sản phẩm.

MFG (Manufacturing Date)

MFG nghĩa là gì và được hiểu như thế nào bằng tiếng Việt mà người tiêu dùng luôn quan tâm đến nó? Theo đó, MFG được viết tắt theo từ tiếng Anh “Manufacturing Date” và được hiểu là ngày sản xuất của sản phẩm. Ký hiệu này thường được ghi cùng EXP trên thân, đáy, nhãn của bao bì sản phẩm và thứ tự ghi trên bao bì có thể là năm/tháng/ngày hoặc ngược lại.

Use by date (UB)

Thường được dùng cho những sản phẩm dễ bị hỏng như: sữa, pho mát mềm, thịt, hay thủy hải sản… Khi đọc được những dòng hướng dẫn hạn sử dụng này có nghĩa là người dùng nên sử dụng chúng trước ngày này vì sau đó sản phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng nghĩa là không nên ăn hay uống các loại thực phẩm sau ngày đã được ghi trên bao bì. Nếu người tiêu dùng cố ý sử dụng những thực phẩm đã quá ngày quy định, sẽ có nguy cơ bị ngộ độc. Đối với nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm khi đã quá ngày được ghi trên bao bì sẽ là vi phạm pháp luật.

Một số điều cần lưu ý về hạn sử dụng sản phẩm

Theo Luật An toàn thực phẩm 2010, quy định về hạn sử dụng của thực phẩm và thời gian ghi nhãn của thực phẩm như sau:

Hạn sử dụng an toàn bắt buộc phải ghi “Hạn sử dụng”, hoặc “Sử dụng đến ngày” đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm tăng cường vi chất và những thực phẩm dễ có khả năng bị hư hỏng do vi sinh vật. Hạn sử dụng an toàn đối với các thực phẩm khác có thể ghi “Sử dụng tốt nhất trước ngày” phù hợp với loại sản phẩm thực phẩm.

Đối với thực phẩm ghi “Hạn sử dụng” hoặc “Sử dụng đến ngày” thì không được phép bán ra thị trường khi đã quá thời hạn này.

Đối với thực phẩm ghi “Sử dụng tốt nhất trước ngày” thì sau thời điểm này thực phẩm vẫn được phép bán trên thị trường nếu nhà sản xuất chứng minh được thực phẩm đó an toàn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải ghi hạn sử dụng rõ ràng theo một trong hai hình thức “Hạn sử dụng”, hoặc “Sử dụng đến ngày”. Chỉ nhà sản xuất thực phẩm mới được kéo dài hạn sử dụng cho sản phẩm thực phẩm của mình và hạn sử dụng kéo dài tối đa chỉ bằng hạn sử dụng đã quy định lần đầu tiên.

Nếu gom các cách ghi trên về hạn sử dụng được các nước trên thế giới sử dụng phổ biến là “sử dụng đến ngày” (use by date) và “sử dụng tốt nhất trước ngày” (best before date). Các nhà cung cấp thực phẩm phải chịu trách nhiệm pháp lý với việc ghi hạn sử dụng.

 

Tại sao các mặt hàng mỹ phẩm cần có thông tin về EXP?

Hạn sử dụng (EXP) là một thông tin bắt buộc phải có trên mọi sản phẩm mỹ phẩm. Đây không chỉ là một yêu cầu của pháp luật mà còn là yếu tố quyết định trực tiếp đến sức khỏe và vẻ đẹp của người tiêu dùng. Nếu bạn sử dụng những loại mỹ phẩm hết hạn sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi vì một số nguyên nhân như:

Nguy cơ đối với làn da: Khi mỹ phẩm quá hạn, các thành phần bên trong bắt đầu phân hủy, tạo ra các chất gây kích ứng da như vi khuẩn, nấm mốc. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về da như viêm da, mụn, mẩn đỏ, ngứa ngáy và thậm chí là các bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Ảnh hưởng đến sức khỏe: Một số thành phần mỹ phẩm khi bị oxy hóa hoặc phân hủy có thể tạo ra các chất độc hại, nếu hấp thụ vào cơ thể qua da có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như dị ứng, rối loạn nội tiết, thậm chí là ung thư.

Mất hiệu quả: Sau ngày hết hạn, mỹ phẩm sẽ mất đi các tính năng dưỡng da ban đầu, không còn mang lại hiệu quả như mong đợi.

Tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển: Môi trường ẩm ướt và các thành phần hữu cơ trong mỹ phẩm là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Việc sử dụng mỹ phẩm quá hạn sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng da.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mỹ phẩm hết hạn thường chứa các loại vi khuẩn như Propionibacterium, Staphylococcus, Pseudomonas và các loại nấm mốc. Những vi khuẩn này có thể gây ra các bệnh về da, đường hô hấp và thậm chí là nhiễm trùng máu.

wechat Zalo viber whatsapp Call